Trẻ Khó Ngủ Hay Khóc Đêm Do Đâu? Ảnh Hưởng Thế Nào?

0

Trẻ Khó Ngủ Hay Khóc Đêm Do Đâu? Ảnh Hưởng Thế Nào?

Trẻ khó ngủ hay khóc đêm không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé mà còn khiến bố mẹ phải mệt mỏi. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Mẹ đừng bỏ qua thông tin hữu ích sau đây.

1. Những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ hay khóc đêm

a. Bé bị đói

Ban ngày, bé được cho ăn nhiều lần và đều đặn. Nếu buổi tối bé được ăn ít hơn thì lúc ngủ bé thường dễ bị đói bụng. Bé thường sẽ thức giấc, quấy khóc, cho tay vào miệng hoặc tém môi.

Trẻ khó ngủ hay khóc đêm do đâu? ảnh hưởng thế nào?

b. Trẻ đang mệt mỏi, khó chịu hoặc đau

Mẹ có ru hay dỗ bằng cách nào đi chăng nữa thì bé vẫn khóc không chịu ngủ. Có thể là do cơ thể trẻ đang mệt mỏi, khó chịu. Những trẻ ban ngày hiếu động, vui chơi, cười đùa nhiều thì ban đêm hay bị mệt mỏi. Đôi lúc mệt mỏi cũng là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh tiềm ẩn nào đó mà bé đang gặp phải.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài nhiều hoặc đầy bụng chướng hơi cũng khiến bé khó chịu. Nhất là khi ngủ không được thoải mái nên dễ giật mình quấy khóc. Một số loại thuốc bé đang dùng có thể gây tác dụng phụ làm bé thấy mệt trong người.

c. Mọc răng

Trường hợp bé khóc đêm nhiều nhưng không rõ nguyên do, mẹ nên kiểm tra xem bé có mọc thêm chiếc răng nào hay không. Những cơn đau nướu khi răng mới nhú lên khiến bé đau nhiều và không thể ngủ ngon giấc được. Đây cũng chính là thủ phạm làm bé trở nên cáu kỉnh, kén ăn.

d. Bé cần được thay tã

Nửa đêm bé đang ngủ rất ngon, nhưng tã bất ngờ bị ướt làm bé thức giấc và khóc. Nhiều bé có phản ứng dữ dội ngay khi tã có dấu hiệu bị ướt. Chăn, gối bị ướt hoặc không thoải mái cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

e. Trẻ bị kích thích quá mức

Ban ngày bé được đưa đi dạo nhiều ở nơi đông người nhộn nhịp và ồn ào, hoặc nghe những âm thanh có tiết tấu quá mạnh có thể khiến trẻ khó ngủ hay khóc đêm. Bởi những điều này có thể tạo những các cơn ác mộng khiến trẻ giật mình lúc đang ngủ say. Không những vậy, nó còn khiến cho trẻ có cảm giác sợ hãi do quá tải cảm xúc.

f. Một số nguyên nhân khác

Việc thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu như canxi cũng dẫn đến việc trẻ hay khóc đêm. Trường hợp bị côn trùng đốt sẽ khiến trẻ khóc thét dữ dội nên bố mẹ sẽ dễ nhận biết.

Thời gian ngủ không được hợp lý, tiếng ồn xung quanh quá nhiều tất nhiên sẽ làm trẻ khó ngủ hay khóc đêm thường xuyên.

2. Trẻ khó ngủ hay khóc đêm ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ khó ngủ hay khóc đêm do đâu? ảnh hưởng thế nào?

a. Làm bé chậm tăng cân

Trẻ ngủ không ngon giấc trong một thời gian dài trước tiên sẽ khiến cơ thể bé trở nên mệt mỏi và khó chịu. Bố mẹ cũng vất vả nhiều hơn khi chăm con vào cả ban ngày lẫn đêm. Bé ngủ không sâu giấc, nhất là trong khung giờ từ 23h - 1h sáng sẽ gây ức chế, giảm lượng hormone tăng trưởng. Mà đây lại là loại hormone cần thiết cho sự phát triển về cân nặng lẫn chiều cao của bé. Chính vì vậy, bé chậm tăng cân và chậm phát triển về chiều cao một phần do bé ngủ không ngon vào buổi đêm.

b. Giảm cảm giác thèm ăn

Giấc ngủ vốn có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thèm ăn của bé. Khi bé ngủ không ngon và hay bị giật mình thức giấc, mẹ thường cho bé bú. Nhưng một số trường hợp trẻ lại không chịu bú mẹ mà liên tục quấy khóc. Bởi hormone tăng trưởng điều hòa giảm cảm giác thèm ăn, phản xạ bú của trẻ cũng trở nên kém đi. Đó là lý do tại sao trẻ khó ngủ hay khóc đêm lại thường bị biếng ăn.

c. Có thể làm trẻ trở nên vô cảm

Trẻ sơ sinh được bố mẹ âu yếm, dỗ dành thì tính cách sau này sẽ hòa đồng và hoạt bát hơn. Ngược lại, nếu bố mẹ vì quá mệt mà không dỗ con, để mặc cho bé khóc thì sẽ hay cáu gắt hoặc sống khép kín hơn. Nếu diễn ra nhiều lần như vậy, bé dần không khóc nữa và tự chơi một mình. Nhưng điều này cũng hình thành thói quen một mình, cảm thấy cô độc ở bé.

d. Tăng nguy cơ đột tử

Trường hợp trẻ khó ngủ hay khóc đêm, khóc nhiều có khả năng ảnh hưởng đến hô hấp, gây ức chế hô hấp, khó thở. Nếu trẻ khóc liên tục nguy cơ ngừng thở, đột tử là có thể xảy ra.

3. Làm gì khi trẻ khó ngủ hay khóc đêm

a. Tạo chuyển động đều cho trẻ

Trẻ khó ngủ hay khóc đêm do đâu? ảnh hưởng thế nào?

Để dỗ dành bé, cha mẹ nên bế con lên và di chuyển qua lại hoặc đặt trẻ lên võng hay nôi để đung đưa. Những chuyển động nhịp nhàng, đều đặn sẽ làm bé bớt khó chịu và dễ ngủ hơn.

b. Massage hoặc trò chuyện với bé

Một cách giúp trẻ bớt khóc đêm khá hiệu quả là mẹ hãy thường xuyên massage cho bé. Nếu trẻ sơ sinh được massage, trước tiên bé sẽ được tiếp xúc với da của mẹ có độ ấm. Thứ hai, bé cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ hãy để da của bé được tiếp xúc với tay mẹ, sau đó mẹ bắt đầu xoa nắn tay, chân, lưng, bụng nhẹ nhàng cho bé.

Mẹ có thể trực tiếp trò chuyện hoặc hát, trẻ đang quấy khóc về đêm sẽ dịu xuống khi tập trung lắng nghe tiếng nói của mẹ.

c. Kiểm tra xem bé có bị đói hay cần thay tã không

Trường hợp bé thức giấc và khóc vì đói, mẹ nên cho bé bú. Hoặc tranh thủ vào trước lúc ngủ, mẹ tập thói quen cho bé bú, ăn dặm. Tã hay giường ngủ là những thứ bố mẹ có thể chủ động kiểm tra và chắc chắn rằng mọi thứ trong tình trạng tốt nhất cho giấc ngủ của con.

d. Cho bé uống Siro Yến Sào Ăn Ngủ Ngon

SIRO YẾN SÀO ĂN NGỦ NGON giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc và giảm giật mình về đêm nhờ các thành phần: Viễn chí, Liên tử, Hoàng kỳ, Bạch truật, Sa nhân,...Đồng thời, kích thích vị giác và tăng hấp thu các dưỡng chất.

Trẻ Khó Ngủ Hay Khóc Đêm Do Đâu? Ảnh Hưởng Thế Nào?

Siro Yến sào ăn ngủ ngon dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc, phòng mạch trên cả nước và tại các trang thương mại điện tử uy tín. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:

Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, liệu trình điều trị hay bất kỳ thắc mắc nào, có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0798 16 16 16 - 0708 18 66 60 - 0828 88 1616 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nếu trẻ khó ngủ hay khóc đêm, mẹ đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh xem tại sao bé lại giật mình thức giấc. Vỗ về, nhẹ nhàng ru bé ngủ lại và tạo không gian thật thoải mái cho giấc ngủ của bé nhé!

Tin liên quan

0798 16 16 16
Design by Kingweb.vnClose