Trẻ suy dinh dưỡng: Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng

0

Trẻ suy dinh dưỡng: Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Thiếu các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng có thể để lại hậu quả nặng nề như trẻ chậm phát triển thể chất, sức đề kháng yếu có thể dễ mắc bệnh, chậm phát triển trí não, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc con thì trẻ sẽ lấy lại được cân nặng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

1. Trẻ bị suy dinh dưỡng là gì?

Đây là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Ở trẻ em thường gây chậm tăng trưởng và hạn chế khả năng hoạt động thể lực. Ở mức độ nặng hơn suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, trí thông minh, khả năng giao tiếp và tăng khả năng mắc nhiều bệnh tật cho trẻ. Đánh giá một trẻ suy dinh dưỡng dựa vào các chỉ số:
  • Cân nặng theo tuổi
  • Chiều cao theo tuổi
  • Cân nặng theo chiều cao
Suy dinh dưỡng ở người lớn thường phổ biến ở người cao tuổi, hoặc người trưởng thành có các nguyên nhân làm hạn chế cung cấp thức ăn cho cơ thể như bị bệnh mãn tính, mắc chứng biếng ăn. Người lớn bị suy dinh dưỡng sẽ gây ra các biến chứng: hệ miễn dịch suy yếu, gia tăng khả năng mắc nhiều bệnh lý khác nhau, nhất là các bệnh lý lây nhiễm; hạn chế vận động, dễ té ngã; cần người chăm sóc.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng hầu hết xuất phát từ ngoại cảnh như hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, thói quen ăn uống và sinh hoạt gây nên. Suy dinh dưỡng ở trẻ thường là hậu quả của các vấn đề sau:
- Bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng của các dưỡng chất: Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở các nước nghèo.
- Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng, không muốn ăn mặc dù được cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ói mửa hay đi chảy kéo dài làm mất chất dinh dưỡng. Bệnh lý viêm loét đại tràng, bệnh Crohn làm giảm khả năng dung nạp chất dinh dưỡng từ thức ăn đưa vào. Bệnh nhân viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý gan mật thường đối mặt với chứng khó tiêu, làm người bệnh chán ăn, lâu dần cũng gây nên suy dinh dưỡng. Các bệnh lý nhiễm trùng tại đường tiêu hóa, hoặc việc phải sử dụng nhóm thuốc kháng sinh làm mất cân bằng giữa lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột cũng làm giảm khả năng hấp thu.
- Vấn đề sức khỏe tâm thần: nhiều rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói và các rối loạn ăn uống khác. Nguyên nhân này cũng có thể gặp phải ở trẻ em. Khi bi gia đình ép buộc ăn uống quá mức, trẻ dễ có tâm lý sợ hãi sinh ra những nỗi ám ảnh về thức ăn, dần dần sẽ dẫn tới bệnh chán ăn và gây ra suy dinh dưỡng.
- Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Quan niệm cho trẻ bú sữa công thức tốt hơn sữa mẹ là không đúng đắn. Những người mẹ suy dinh dưỡng hoặc không biết cách cho con bú cũng là những nguyên nhân gián tiếp gây suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

3. Cách điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Cha mẹ nên tìm cách phòng ngừa để tình trạng này không xảy ra với bé và nên theo dõi bé thường xuyên để tránh hậu quả nghiêm trọng về sau.
  • - Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất hai năm. Chỉ cân nhắc cho trẻ sử dụng sữa công thức khi tình trạng không đủ sữa mẹ không giải quyết nhanh chóng được.
  • - Hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ bú đúng cách.
  • - Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng
  • - Tăng cường các hoạt động thể chất thường xuyên để kích thích sự thèm ăn
  • - Điều trị triệt để các bệnh lý tại đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý toàn thân.
  • - Gặp gỡ các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để được tư vấn và chữa trị các chứng rối loạn ăn uống và các rối loạn tâm thần khác có ảnh hưởng đến thói quen ăn uống.
  • - Thêm các bữa nhẹ xen kẽ giữa các bữa chính
  • - Không lạm dùng kháng sinh trong việc điều trị bệnh
  • - Thường xuyên theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ
  • - Có biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân.
  • - Hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm một cách kinh tế và đầy đủ.
Bên cạnh đó, các mẹ nên bổ sung thêm siro yến sào để giúp bé ăn ngon ngủ tốt, tăng cường hấp thu dưỡng chất để bé phát triển toàn diện hơn, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Siro Yến Sào Ăn Ngủ Ngon với tinh chất Yến Sào được chưng với một dược liệu quý hiếm kết hợp với các vitamin cùng axit amin thiết yếu mang tới hiệu quả 3 trong 1: NGỦ NGON GIẤC - ĂN KHỎE, HẤP THU TỐT - CẦM MỒ HÔI TRỘM
Trẻ suy dinh dưỡng: Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Siro yến sào là dòng sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline 0798.16.16.16 - 0708.18.66.60 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể mua sản phẩm tại:
Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ được tình hình khi trẻ suy dinh dưỡng. Từ đó cải thiện để bé phát triển toàn diện hơn.

Tin liên quan

0798 16 16 16
Design by Kingweb.vnClose