Trẻ khó ngủ hay giật mình, mẹ phải làm gì?

0

Trẻ khó ngủ hay giật mình, mẹ phải làm gì?

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ. Nếu trẻ khó ngủ hay giật mình kéo dài, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục trong thời gian sớm nhất.

1. Nguyên nhân trẻ khó ngủ hay giật mình

a. Nguyên nhân sinh lý:

Một trong những phản xạ tự nhiên của bé khi vừa chào đời là đòi bú, tìm vú mẹ. Bởi vì chuyển từ môi trường tử cung sang bên ngoài nên có thể bé tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân. Đây là phản xạ sinh lý vô cùng bình thường, sẽ dần biến mất sau khoảng 3 - 6 tháng.

Trẻ khó ngủ hay giật mình, mẹ phải làm gì?

Bú không đủ no hoặc quá no cũng khiến trẻ ngủ không sâu giấc và quấy khóc nhiều. Ở các giai đoạn bắt đầu mọc răng, biết bò, lật, đi,... khiến sinh lý cơ thể thay đổi làm bé dễ giật mình thức giấc vào ban đêm.

b. Nguyên nhân bệnh lý:

  • Trào ngược dạ dày
  • Thiếu canxi
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường mũi họng hoặc đường hô hấp khiến trẻ khó thở.
  • Các bệnh lý khác như: cảm, cơ thể suy nhược, thiếu máu,...cũng thường khiến bé hay bị mơ hoảng và giật mình.

c. Các tác động từ bên ngoài:

  • Nơi ngủ của bé có quá nhiều ánh sáng chiếu vào, quá ồn hoặc bị thay đổi thường xuyên chắc chắn sẽ làm trẻ khó ngủ hay giật mình.
  • Tả, gối, giường,...bị ướt hay không thoải mái cũng đều là nguyên nhân làm bé ngủ không được ngon giấc.
  • Lịch trình ngủ của trẻ không hợp lý, giấc ngủ ban ngày của trẻ quá dài, trẻ ngủ quá 5h chiều làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.
  • Cha mẹ tập cho trẻ thói quen như được bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ, lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào những thói quen này. Trẻ sẽ không ngủ được nếu không được bế hoặc khi không có dụng cụ hỗ trợ.

2. Hậu quả trẻ khó ngủ hay giật mình thường xuyên

a. Trẻ bị chậm tăng cân và chiều cao

Trong lúc bé ngủ say, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất, thúc đẩy sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé. Do đó, nếu trẻ bị giật mình thức giấc ngay lúc nửa đêm, thì hormone tăng trưởng bị giảm đáng kể.

b. Giảm khả năng nhận thức

Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương do chưa thực sự hoàn thiện trong những năm tháng đầu đời. Các yếu tố gây kích thích dễ dàng tác động đến não bộ của bé. Vì vậy, những trẻ khó ngủ hay giật mình có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn các bé ngủ ngon. Không chỉ vậy, việc hay bị giật mình ban đêm còn là nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ.

Trẻ khó ngủ hay giật mình, mẹ phải làm gì?

c. Trẻ dễ bị đói, giảm sữa mẹ

Một số bé khi ngủ bị giật mình, quấy khóc, nhưng khi được cho bé sữa mẹ lại không chịu. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú. Nếu kéo dài, sữa mẹ bị giảm đi đáng kể và có thể bị mất sữa hoàn toàn.

d. Nguy cơ gây đột tử

Bé bất ngờ bị thức giấc, cùng với đó là quấy khóc liên tục, khó dỗ được vô tình gây ức chế hô hấp, khó thở, thậm chí là ngưng thở và tăng nguy cơ đột tử.

3. Đâu là giải pháp cho trẻ khó ngủ hay giật mình

a. Cho bé đến bác sĩ

Nếu bé nhà bạn khó ngủ là do nguyên nhân các bệnh lý, suy dinh dưỡng hoặc thiếu các vi chất, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Khi các bệnh lý được điều trị dứt điểm, trẻ sẽ ngủ ngon trở lại.

b. Tập cho trẻ phân biệt ngày đêm

Ngay từ khi trong bụng mẹ, một số bé đã dần hình thành thói quen thức khuya. Khi chào đời, thói quen này vẫn chưa thể thay đổi ngay được. Để khắc phục tình trạng này, mẹ không nên để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày. Lúc trẻ còn thức, mẹ có thể chơi cùng trẻ nhiều hơn. Vào ban đêm, trước khi bé ngủ, mẹ nên cho bé bú vừa phải. Đồng thời, giữ yên tĩnh và điều chỉnh ánh sáng thích hợp giúp bé dễ ngủ hơn.

c. Không ru bé ngủ trên tay

Khi bé bắt đầu ngáp, mắt lờ đờ, chân tay phản ứng chậm chính là lúc bé đã buồn ngủ. Bố mẹ hãy nhẹ nhàng đặt con xuống giường rồi mới ru bé và nhẹ nhàng vỗ mông. Bé sẽ thoải mái và từ từ chìm vào giấc ngủ. Điều này tốt hơn là bế bé ngủ trên tay và bất ngờ đặt bé xuống giường khiến bé giật mình.

d. Không gian ngủ thoải mái

Trẻ khó ngủ hay giật mình, mẹ phải làm gì?

Một không gian mát mẻ cùng với bản nhạc êm đềm có thể làm cho trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đặc biệt là tả, quần áo trên người bé cần được thoải mái và sạch sẽ. Phòng ngủ không có tiếng ồn lớn bất ngờ và ánh sáng vừa phải sẽ góp phần giúp bé ngủ ngon.

e. Bổ sung cho bé Siro Yến Sào Ăn Ngủ Ngon

Siro với tinh chất YẾN SÀO chưng dược liệu gồm Bạch truật, Hoàng kỳ, Sa nhân, Viễn chí, Liên tử. Các thành phần này có tác dụng giúp giải nhiệt cơ thể, cầm mồ hôi trộm, giảm giật mình về đêm. Bé dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Ngoài ra, Đảng sâm giúp bé tăng cân và phục hồi sức đề kháng. Lysin và vitamin nhóm B hỗ trợ kích thích vị giác, cung cấp axit amin thiết yếu, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Trẻ khó ngủ hay giật mình, mẹ phải làm gì?

Mẹ có thể tìm mua SIRO YẾN SÀO ĂN NGỦ NGON tại các kênh:

Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, liệu trình điều trị hay bất kỳ thắc mắc nào, có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0798 16 16 16 - 0708 18 66 60 - 0828 88 1616 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Trẻ khó ngủ hay giật mình nếu không có biện pháp khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Do đó, bố mẹ nên quan sát và kiên nhẫn áp dụng các giải pháp trên để bé có giấc ngủ ngon nhất.

Tin liên quan

0798 16 16 16
Design by Kingweb.vnClose