Nhận Định Đúng Về Suy Dinh Dưỡng Ở Trẻ

0

Nhận Định Đúng Về Suy Dinh Dưỡng Ở Trẻ

Suy dinh dưỡng là bệnh gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng không chỉ xảy ra ở trẻ em, tất cả mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải nếu chế độ ăn uống không cân bằng.
Những trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng thường phát triển hành vi chậm, thậm chí chậm phát triển trí não. Ngay cả khi được điều trị, suy dinh dưỡng có thể có ảnh hưởng lâu dài ở trẻ em, làm suy yếu sự phát triển trí tuệ và nảy sinh vấn đề tiêu hóa – trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến suốt đời.
Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn gây biếng ăn, khiến tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn. Đây là vòng xoắn bệnh lý nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây suy sinh dưỡng nặng ở trẻ.
Nhận Định Đúng Về Suy Dinh Dưỡng Ở Trẻ

 

Các loại suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ phổ biến

Suy dinh dưỡng protein – năng lượng (PEM): Các thể bệnh suy dinh dưỡng protein – năng lượng đều có liên quan đến khẩu phần ăn thiếu protein và thiếu năng lượng ở các mức độ khác nhau. Có ba loại suy dinh dưỡng PEM: suy dinh dưỡng cấp tính, suy dinh dưỡng mãn tính và suy dinh dưỡng bao gồm 2 loại trên. Suy dưỡng cấp tính khiến cơ thể trẻ ngày càng gầy còm, sút cân, trong khi suy dinh dưỡng mãn tính sẽ khiến trẻ phát triển còi cọc. Nếu bị cả 2 loại, trẻ sẽ rất gầy và gặp nhiều vấn đề sức khỏe.

Thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất): Thiếu các vi chất dinh dưỡng nhất định có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Các vi chất dinh dưỡng này gồm vitamin và khoáng chất. Bé cần những vi chất dinh dưỡng này để tăng trưởng và phát triển.

Biểu hiện của suy dinh dưỡng như thế nào?

Các triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ:

  • Khó thở
  • Sụt cân đột ngột
  • Cáu gắt
  • Mệt mỏi quá mức
  • Trầm cảm
  • Giảm mô mỡ
  • Nhiệt độ cơ thể thấp bất thường
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Giảm cơ bắp
  • Dễ bị cảm lạnh
  • Khó lành vết thương hở
  • Khả năng hồi phục kém
  • Kém tập trung
  • Không hoạt bát

Nếu nghiêm trọng, bé có thể có một số triệu chứng sau:

  • Da khô, nhợt nhạt và lạnh

  • Tóc trở nên khô và dễ rụng

  • Giảm cân quá nhanh

  • Có các vòng đen dưới đáy mắt.

Ngoài ra, trẻ còn gặp các vấn đề về tim, hô hấp và gan.

Bố mẹ cần làm gì để không phải lao đao vì suy dinh dưỡng ở trẻ

Bố mẹ nên theo dõi thường xuyên cân nặng và chiều cao của trẻ để phát hiện sớm những bất thường. Dựa vào biểu đồ tăng trưởng, bố mẹ có thể đánh giá được phần nào mức độ phát triển của bé nhà mình. Để tránh bé bị suy dinh dưỡng, bố mẹ nên:

Cân đối dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ: tỷ lệ đạm, đường, béo và chất xơ trong khẩu phần ăn là rất quan trọng. Không nên cho bé ăn mãi một món bé thích chỉ vì sợ bé không chịu ăn. Như vậy sẽ bị mất cân đối về dinh dưỡng, trẻ ăn nhiều nhưng ăn duy nhất một món vẫn bị suy dinh dưỡng. Hãy thay đổi thực đơn và trang trí đẹp mắt để kích thích trẻ ăn, tạo hứng thú để trẻ ngồi vào bàn ăn. Nếu trẻ lười ăn hoặc ăn ít, hãy chia nhỏ bữa ăn và kiên trì cho trẻ ăn để tái lập thói quen ăn uống cho trẻ.
Khuyến khích trẻ vận động: thể dục thể thao sẽ nâng cao chuyển hóa và tăng cường đề kháng cho trẻ. Trẻ khỏe mạnh sẽ giảm nguy cơ ốm đau hơn. Ngoài ra, vận động làm tiêu hao năng lượng sẽ tăng cảm giác đói, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Bổ sung vitamin và khoáng chất: Trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện của trẻ, các vi chất thiết yếu cần phải được cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên, chỉ thông qua ăn uống thì vẫn không thể nào đáp ứng đủ. Vì vậy, bố mẹ nên bổ sung thêm dinh dưỡng & các vi chất thông qua các sản phẩm thực phẩm chức năng để đảm bảo đầy đủ “nghiên liệu” cho sự phát triển toàn diện của bé.
Quan tâm đến cảm xúc của trẻ: Trẻ em cũng giống người lớn, chúng cũng có những cảm xúc và cảm nhận riêng. Một đứa trẻ hay buồn, quấy khóc hoặc dễ nóng giận đều có những bất ổn trong sự phát triển về nhận thức và trí tuệ. Lâu ngày trẻ không được quan tâm đúng mực sẽ phát triển những hành vi không tốt, ảnh hưởng đến nhân cách sau này. Trẻ hay phiền muộn cũng rất dễ dẫn đến chán ăn, bỏ bữa, kém hấp thu dinh dưỡng,… (chán ăn tâm lý). Hãy chú ý, lắng nghe và chia sẻ những câu chuyện hằng ngày với trẻ. Điều này giúp bố mẹ hiểu trẻ hơn cũng như nắm bắt được những bất ổn kịp thời (nếu có)

Suy dinh dưỡng rất dễ mắc ở trẻ nhỏ. Đặc biệt khi không được quan tâm đúng cách. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ hạn chế được nguy cơ này nếu bổ sung dinh dưỡng hợp lý và tạo thói quen ăn uống, sinh hoạt cho con.

Tin liên quan

0798 16 16 16
Design by Kingweb.vnClose