Cách giúp con thoát khỏi tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng

0

Cách giúp con thoát khỏi tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng

Kém hấp thu là một hội chứng hay gặp ở trẻ em, xẩy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt trong quá trình tiêu hóa dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Hội chứng kém hấp thu được hiểu là những tổn thương ở giai đoạn hấp thu qua niêm mạc ruột của các chất dinh dưỡng như chất đạm, tinh bột, chất béo, các vitamin, khoáng chất.
Cách giúp con thoát khỏi tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng
Hội chứng kém hấp thu (ăn không hấp thu) gồm rất nhiều các biểu hiện thể hiện tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ. Trẻ thường có các biểu hiện như tiêu chảy, phân có hạt mỡ, chậm tăng cân, thiếu vitamin và các nguyên tố vi lượng dù được bổ sung đầy đủ trong chế độ ăn, dinh dưỡng hàng ngày. Đây là hậu quả của quá trình rồi loạn tiêu hóa ở ruột non và vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non vào máu qua các tế bào niêm mạc ruột.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do chế độ ăn uống không phù hợp, do bé mắc các bệnh lý toàn thân hoặc đường tiêu hóa, sử dụng thuốc hoặc rối loạn các emzym.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp cho bé ăn dặm quá sớm, không cho thời gian để trẻ làm quen với các loại thức ăn dặm mới. Ngoài ra, một chế độ ăn không cân bằng về 4 nhóm thực phẩm, ví dụ như quá nhiều dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu. Trẻ ăn thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm như thức ăn bị ôi thiu do nhiễm khuẩn, chứa các hóa chất độc hại.
  • Sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc chữa bệnh dài ngày làm rối loạn hệ vi khuẩn chí cư trú bình thường ở hệ tiêu hóa.
  • Bé mắc phải bệnh lý làm tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến hội chứng kém hấp thu. Trẻ bị bệnh về đường ruột, hay gặp là tình trạng nhiễm giun sán hoặc các loại ký sinh trùng đường ruột khác.
  • Thiếu enzym hay các men tiêu hóa bình thường do tuyến nước bọt, gan, tụy, v.v... tiết ra giúp thức ăn được hấp thu dễ dàng. Bệnh lý của tuyến nước bọt, gan, tụy cũng có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu. Một số trẻ bị thiếu men lactoza cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa và không dung nạp đường lactose.
Cách xử trí và chăm sóc để bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất:
  • Ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của trẻ, trẻ hoạt động nhiều mà ăn quá ít thì cũng không tăng cân. Vì vậy, cần cho trẻ ăn đủ số lượng theo nhu cầu của từng trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần nhớ rằng, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ khác nhau nên có thể sẽ đủ với trẻ này, nhưng lại thiếu so với trẻ kia. Nên gia giảm thức ăn để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp.
  • Ăn đủ chất: Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ các chất đạm, béo… cần thiết thì trẻ cũng khó tăng cân. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì trẻ cũng khó hấp thu hết.
  • Ăn đa dạng: Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.
  • Ăn quá dư thừa: Ví dụ: với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột, còn chủ yếu vẫn là sữa. Còn trẻ 8 tháng thì chỉ nên ăn ngày 2 lần cháo, mỗi bữa ½ chén. Trong cháo có 1 muỗng canh thịt xay, 1 muỗng canh rau và 1 muỗng canh dầu ăn. Không nên ăn quá nhiều vì lúc này, trẻ chưa có đủ men tiêu hóa, dẫn dến việc trẻ không hấp thu được thức ăn”.
  • Xổ giun định kỳ cho trẻ trên 24 tháng tuổi.
  • Sau một đợt điều trị kháng sinh, ngoài men tiêu hóa do bác sĩ kê đơn, có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để bổ sung vi khuẩn chí có lợi của đường tiêu hóa.
Khi trẻ có các triệu chứng kém hấp thu không phải do các triệu chứng thông thường như sốt do mọc răng, tác dụng phụ của một số vắc xin hoặc thuốc và kéo dài trong thời gian quá lâu. cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và xử trí phù hợp theo nguyên nhân. 

Tin liên quan

0798 16 16 16
Design by Kingweb.vnClose