“Đọc vị” tiếng khóc đêm của trẻ

0

“Đọc vị” tiếng khóc đêm của trẻ

Trẻ khóc đêm thường xuyên hay dân gian thường gọi là chứng “tiểu nhi dạ đề” hoặc “khóc dạ đề”. Trẻ hay khóc đêm không những ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của những người khác trong gia đình do phải thức đêm dỗ con, giấc ngủ không đầy đủ dẫn đến mệt mỏi, lo âu ảnh hưởng đến công việc.

Nguyên nhân khiến bé khóc đêm thường xuyên


Bé quấy khóc do đói

Ban đầu là một tiếng khóc chậm, to, sau đó tiếng khóc này gắn chặt với tiếng khóc kia, hoặc bé khóc rồi dừng lại, rồi lại tiếp tục khóc, xen lẫn với những động tác mút tay có thể là dấu hiệu cho mẹ biết bé đang đói. Đặc biệt, nếu 2 tiếng đồng hồ trôi qua kể từ lần bú trước. Bé cũng có thể khóc vì đói ngay sau 1 thời gian ngắn khi đã được cho bú, vì có thể mẹ thiếu sữa, hoặc bé bú chưa no, hoặc sữa pha nhạt quá. Bé cũng có thể khóc do khát, với biểu hiện là tiếng khóc không to như khi đói.
⇒ Xử lý: Mẹ nhanh chóng cho bé bú, uống nước hoặc ăn dặm ngay

Do bé giật mình

Môi trường bên ngoài hoàn toàn lạ lẫm so với môi trường ấm áp trong bụng mẹ trước đây, nên bé mới ra đời rất hay “giật mình” và khóc thét lên. Khi khóc toàn thân bé có thể giãy giụa lung tung.
⇒ Xử lý: để bé không quấy khóc, bố mẹ nên ôm chặt bé, âu yếm, vỗ về bé để bé chắc chắn rằng không chỉ có một mình và không cô đơn. Sự vỗ về kịp thời sẽ giúp bé ý thức được chuyện gì xảy ra xung quanh. Sự hoảng sợ sẽ dần thay đổi bằng sự tìm hiểu “tại sao lại thế”.

Bé quấy khóc do buồn ngủ

Để báo cho mẹ biết cơn buồn ngủ đang đến gần, bé có thể sẽ khóc, ban đầu tương đối thấp, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được bé sẽ khóc to hơn, và khóc liên tục.
⇒ Xử lý: các mẹ ôm ấp, vỗ về hay đu đưa bé, bé sẽ ngừng khóc và ngủ

Bé quấy khóc do khó chịu

Một số triệu chứng hay bệnh lý khiến bé cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Hay đơn giản là tã ướt, bé bị hăm, thời tiết quá nóng hay quá lạnh, phòng ngủ quá bí…đều khiến bé khó ngủ. Để thông báo cho mẹ biết bé chỉ có thể khóc. Tiếng khóc bình thường, không có gì đặc biệt, đôi khi bé thét to lên, nước mắt giàn giụa.
⇒ Xử lý: nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, không thoải mái. Chẳng hạn tã ướt mẹ nên nhanh chóng thay tã cho bé, nếu bé thấy nóng nên cho bé mặc quần áo rộng và mềm mại…

Bé quấy khóc do bị đau

Khi bị đau bé sẽ báo cho bạn biết bé bị đau do côn trùng cắn, do dây vải len trong bao tay đang xiết chặt ngón tay nhỏ bé của bé v.v… bằng một tiếng khóc nghe như tiếng thét thất thanh, sau đó là sự im lặng và những tiếng thở ngắn, hổn hển.
⇒ Xử lý: mẹ hãy xem xét ở các đầu ngón tay, ngón chân và các bộ phận khác trên cơ thể xem có côn trùng cắn bé không nhé. Để tránh trường hợp này, mẹ nên phơi quần áo của bé ở những nơi khô thoáng, tránh để côn trùng bò vào, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ tránh để các loại côn trùng phát triển.

Bé khóc do bị ngạt mũi, đau đầu

Bé sẽ khóc với âm điệu bình thường, đồng thời bé ở trạng thái không yên, dỗ thế nào cũng không nín. Tiếng khóc này sẽ khác với khi bé khóc giọng khàn khàn, khóc liên tục, nhất là về đêm, kèm theo khó thở, sốt bỏ bú là khả năng bé bị viêm amidan cấp; hay khi bé khóc xong lại thở khò khè thì có khả năng là bé bị viêm phổi. Nếu bé bị viêm phổi biến chứng nặng dẫn đến suy tim thì tiếng khóc sẽ yếu ớt, xen lẫn tiếng rên ngắt quãng
⇒ Xử lý: trong trường hợp này mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để có biện pháp chữa trị phù hợp cho bé

Bé quấy khóc đêm do thiếu canxi

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé quấy khóc đêm. Đi kèm với quấy khóc đêm có thể là các hiện tượng khác như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, giật mình…
⇒ Xử lý: để khắc phục tình trạng này mẹ cần phải
bổ sung canxi cho trẻ. Có rất nhiều nguồn bổ sung canxi cho trẻ như: các loại thực phẩm hàng ngày, các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi. Tuy nhiên mẹ lưu ý, trong quá trình bổ sung canxi cho trẻ, mẹ phải kết hợp bổ sung vitamin D hoặc cho bé tắm nắng để cơ thể bé hấp thụ canxi một cách tốt nhất nhé.

Bố mẹ cần chú ý điều gì?

Nuôi con không phải là một hành trình dễ dàng. Vì thế, bố mẹ hãy tập ghi chép lại nhật ký ăn, ngủ, chơi, vệ sinh của bé để rút ra được một thời gian biểu cụ thể và chính xác nhất từ đó điều chỉnh thói quen sinh hoạt để bé ngủ ngon hơn. Cũng từ bảng ghi chép này, bạn sẽ phát hiện được những bất thường đang xảy ra để kịp thời chấn chỉnh cho bé con nữa.
Ngoài ra, ban ngày trẻ chơi nhiều hay phấn khích thì sẽ làm ảnh hưởng đến thần kinh về ban đêm. Do vậy, mẹ cần hạn chế trẻ nô đùa quá mức. Bé con có hệ miễn dịch còn non yếu so với người trưởng thành nên bé sẽ thường xuyên “được” các mầm bệnh “ghé thăm”. Do đó, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của bé. Nếu trẻ hay khóc đêm và kéo theo những dấu hiệu bất thường như: sốt, đổ mồ hôi, thóp liền chậm… thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D hay một số bệnh nguy hiểm khác.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên, ngoài ăn dặm thì bố mẹ có thể bổ sung các loại chất vi chất thiết yếu từ các các sản phẩm chức năng vì đôi khi thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Để giúp mẹ chăm con tốt hơn, dược sĩ yến sào xin sẵn lòng hỗ trợ qua hotline
0798 16 16 16 bất cứ khi nào mẹ cần! Hoặc mẹ để lại số điện thoại bên dưới để nhận cuộc gọi tư vấn hoàn toàn miễn phí từ dược sĩ chuyên môn.

Tin liên quan

0798 16 16 16
Design by Kingweb.vnClose